Ảnh RAW và kỹ thuật tinh chỉnh ảnh
Ảnh RAW cho bạn những thông tin mới nên tìm hiểu nhất là những người cần biết cùng đọc để có kiến thức cho bạn nhé. RAW là một định dạng ảnh kĩ thuật số, lưu tất cả các thông tin mà cảm biến của máy ảnh nhận được. Không giống như định dạng JPEG, ảnh định dạng RAW không được chỉnh nét hay tông màu ngay trên ảnh. Vì thế, đây được coi là tấm ảnh gốc, thô nhất, dùng để chỉnh sửa hậu kỳ.
>> Xem thêm: Loa Klipsch và Nikon D3400
1. Định dạng chụp RAW
Bạn có thể tìm thấy trên bất cứ máy ảnh nào phần menu cài đặt trong đó có tính năng cho phép chuyển đổi định dạng ảnh chụp giữa JPEG và RAW (tất nhiên là các máy có hỗ trợ chụp RAW). Một số loại máy còn cho phép ghi đồng thời cả hai định dạng ảnh. Tính năng này rất hữu ích đối với các phóng viên hay nhiếp ảnh gia khi muốn tải ảnh lên web nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, chế độ chụp này có một nhược điểm là dung lượng ảnh RAW khá lớn nên đòi hỏi bộ nhớ phải rất lớn. Ngoài ra, có rất ít máy ảnh có khả năng chụp RAW liên tục với số lượng nhiều vì khả năng lưu trữ và tốc độ lưu trữ cũng bị hạn chế.
2. RAW có nhiều định dạng
Không phải tất cả ảnh định dạng RAW đều có phần đuôi mở rộng giống nhau. Ví dụ, máy ảnh của Canon sẽ cho ra những tập tin ảnh có đuôi .CR2 hoặc là đuôi .CRW, trong khi máy ảnh của Nikon lại xuất ra nhưng tập tin có đuôi .NEF. Và chính vì sự khác biệt đó mà người dùng cần tới những phần mềm riêng biệt để mở chúng ra . Các phần mềm này thường có trong CD đi kèm khi bạn mua máy.
Trong những năm trở lại đây, ngành công nghiệp hình ảnh đang cố gắng thúc đẩy các nhà sản xuất máy ảnh chuẩn hóa định dạng RAW của mình. Hãng Adobe là hãng đi tiên phong khi cho ra định dạng DNG được xếp đứng đầu trong danh sách chuẩn hóa. Nhưng hầu hết phần lớn các nhà sản xuất máy ảnh vẫn chưa áp dụng định dạng này.
3. Phần mềm xử lý RAW
Khi mua một chiếc máy ảnh kĩ thuật số, một đĩa chứa phần mềm kèm theo sẽ được nhà sản xuất cung cấp cho người dùng để duyệt và chỉnh sửa hình ảnh. Chúng cho phép bạn xem, chỉnh sửa và xử lý các ảnh RAW đó.
Nhưng do có nhiều định dạng RAW khác nhau, nên phần mềm của hãng nào chỉ đọc được ảnh của hãng đó. Tuy nhiên, luôn có một phần mềm thứ bacho phép bạn xử lý các định dạng RAW khác nhau. Nổi tiếng và được dùng phổ biến nhất là phần mềm Adobe Lightroom.
4. Chỉnh sửa
Các phần mềm xử lý ảnh RAW sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều công cụ xử lý, và những tính năng mà bạn có thể sử dụng để chỉnh sửa ảnh RAW của mình. Trong giao diện của các phần mềm, các thanh công cụ thường được thiết kế nằm ở phía bên phải, cho phép bạn thực hiện các điều chỉnh cơ bản. Bạn có thể tùy ý sử dụng những tính năng vô tận đó để xem ảnh của mình sẽ như thế nào sau mỗi lần chỉnh sửa. Do ảnh RAW là phần dữ liệ thô không qua sự can thiệp của máy ảnh nên việc chỉnh sửa là điều cần thiết sau mỗi lần chụp để có tấm ảnh đẹp hơn.
5. Lưu trữ
Bạn nên nhớ sao lưu lại ảnh RAW vào ổ cứng ngoài hoặc đĩa DVD. Bởi như đã nói ở trên, không biết lúc nào ta sẽ lại cần tới chúng. Nếu không hài lòng hoặc muốn bỏ những bức ảnh đã qua chỉnh sửa và muốn tạo ra nhiều sự khác biệt, những ảnh gốc được lưu trữ sẽ là tư liệu quý giá nhất với bạn. Đây là cách làm hiệu quả nhất nếu không muốn phải xách máy ảnh lên để lấy ảnh lại nhiều lần. Tìm hiểu thêm thông tin mới tại Điện máy Bình Minh để có thêm thông tin chi tiết như ống kính hay máy ảnh bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét