Những điều nên biết với ống kính một tiêu cự
Ông kính tiêu cự có những đặc điểm này cho nên khi sử dụng bạn cần biết những thông tin lưu ý mới mẻ cùng đọc bài viết bạn nhé. Ngoài máy ảnh ra thì ống kính là một phần rất quan trọng. Nó không phải là một phụ kiện mà là một thiết bị riêng biệt có tầm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thu được. Phần nhiều các ống kính cho khoảng tiêu cự xác định để tùy biến trong từng trường hợp.
>> Xem thêm: NIKON Z6 và LOA SOUNDBAR KLIPSCH
Bất cứ một hãng máy ảnh nào cũng sản xuất ra những ống kính riêng để tương thích với máy ảnh của mình. Ngoài ra, cũng có những hãng chỉ chuyên sản xuất ống kính cho khả năng sử dụng đồng bộ với bất cứ chiếc máy ảnh nào.Có hai loại ống kính một tiêu cự chính là ống 35mm f/2 và ống 50mm f/1.8. Cả hai loại đều có một đặc điểm chung là có góc chụp khá rộng. Vì thế, khả năng thu sáng trong môi trường thiếu sáng khá tốt. Đồng thời, chúng rất thích hợp để chụp chân dung xóa phông bởi độ sâu trường ảnh (DOF) mỏng.
>> Nội dung mới: Loa Yamaha
Đầu tiên là nói về tốc độ màn trập. Thông thường, ta để tốc độ màn trập nhanh là để bắt được nét và thu hình chính xác, ảnh không bị nhòe bởi thời gian phơi sáng lâu, nhất là với sự chuyển động của đối tượng hay máy bị rung trong quá trình bấm máy. Tuy nhiên, nếu sử dụng ống kính khẩu độ nhỏ, tiêu cự dài thì thành ra phải tăng tốc độ lên để thời gian phơi sáng đủ lấy ánh sáng vào cảm biến trong điều kiện nguồn sáng không quá dồi dào.
Với ống kính một tiêu cự, do khẩu độ to nên ta không cần để tốc độ chậm. Bạn có thể vô tư đẩy tốc độ lên mức cao nhất có thể nhằm bắt nét chính xác và nhanh hơn. Bạn có thể để tốc độ cửa trập khoảng 1/30 mà không sợ bị thiếu sáng trong khi ảnh của bạn lại rất sắc nét.Thứ hai là vấn đề xóa phông, tất cả những bức ảnh đừng nói là chân dung mà kể cả là muốn nhấn mạnh một đối tượng nào đó thì vấn đề là phải để đối tượng chính rõ nét, trong khi hậu cảnh và có khi cả tiền cảnh phải bị làm mờ.
Chỉ có cách là điều chỉnh độ sâu trường ảnh (DOF). Như đã biết, độ sâu trường ảnh hay còn gọi vung ảnh nét, là vùng mà tại đó, các đối tượng, chi tiết hiện lên rõ nét nhất có thể trên bức ảnh. DOF lại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tiêu cự và khẩu độ. Nếu khép khẩu nhỏ, tiêu cự dài sẽ cho ra DOF khá rộng và sâu. Vì thế, trong trường hợp này, các ống một tiêu cự nhỏ xác định với khẩu độ lớn có thể cho khả năng xóa phông tốt hơn, DOF mỏng là một lợi thế khi chụp chân dung xóa phông. Bạn chỉ cần chụp thử một hai tấm và xác định được DOF một cách chính xác. Thêm một điều nữa với khả năng xóa phông là nó có thể tạo hiêu ứng bokeh rất đẹp và dễ dàng. Bạn có thể đọc bài viết “Kỹ thuật cho ảnh Bokeh đẹp hơn”để biết rõ hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Ống kính Sony
Thứ ba, nếu muốn chụp ban đêm, hãy tăng mức ISO trong khoảng cho phép tương ứng với địa điểm muốn chụp. Nếu vẫn để nguyên mức khẩu lớn, bạn có thể để tốc độ màn trập mức 1/30 như đã khuyến nghị ở trên và từ từ tăng mức ISO cho các cảnh thiếu sáng. Không nên để chế độ tự dộng đo sáng mà nên chỉnh tay sẽ dễ dàng biết được mức ISO chính xác nhất mình cần. Nếu ISO cao có thể dẫn tới nhiễu hạt, bạn có thể giảm khẩu xuống một chút mà vẫn giữ nguyên tốc độ hoặc giảm tốc độ tùy ý để có chất lượng ảnh đủ sáng mà vẫn giữ được độ nét. Hãy tận dụng tối đa góc chụp và nguồn sáng nhân tạo trong những trường hợp như thế. Tìm hiểu thêm thông tin tại Điện máy Bình Minh bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét